Quân phục và phù hiệu Hải_quân_Quốc_gia_Khmer

Quân phục

Những sĩ quan cấp cao và hạ sĩ quan Hải quân Quốc gia Khmer đã tiếp nhận một bộ quân phục mới ở nước ngoài, bao gồm áo vét dài cài chéo mặc bó sát khoác đôi ngực màu xanh hải quân (tiếng Pháp: Vareuse) với cổ áo và ve áo mở, và có hai túi váy trong với vạt áo ngoài. Bộ áo vét có một cặp bốn nút ren rời níu chặt bằng kim loại mạ vàng và mặc kèm thêm áo sơ mi trắng cùng cà vạt đen, hoàn thành với chiếc quần màu xanh Hải quân. Năm 1974, những học viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Campuchia tham dự các khóa học ở nước ngoài đều nhận được một bộ đồng phục duyệt binh mới, nhình bên ngoài là phỏng theo bộ đồng phục làm việc màu xanh của sĩ quan Hải quân Mỹ. Bộ quân phục diễn tập màu xanh mới của học viên sĩ quan Hải quân bao gồm một áo sơ mi sáu khuy không có cầu vai với hai túi ngực nổi không gấp nếp gần vạt nhọn và tay áo dài với khuy cổ tay áo. Và cái quần phù hợtrang Trong những dịp quan trọng, chiếc áo còn mặc kèm theo một chiếc cà vạt màu đen gấp vào vạt cài cúc phía trước. Giống như bên Lục quân và Không quân vậy, vào năm 1970-72 tất cả các quân nhân Hải quân – những ứng cử viên học viên sĩ quan theo học các khóa học tại Học viện Hải quân, thủy thủ đoàn, Hải quân binh và sau đó là tiểu đoàn an ninh Commandos de Choc đều dùng bộ quân phục OG 107 và bộ quân phục chuyên dụng màu rừng M1967 của Mỹ trong khi các biệt kích của lực lượng biệt hải SEAL Campuchia thành lập vào năm 1973 được dùng bộ quân phục ngụy trang màu rằn ri.

Mũ trận

Loại mũ sắt do thủy thủ đoàn và thủy quân lục chiến Hải quân Quốc gia Khmer đội tương tự như mẫu mũ M-1 của Mỹ và M1951 của Pháp (tiếng Pháp: casque Mle 1951 OTAN) được cấp phát dựa theo tiêu chuẩn của Quân lực Quốc gia Khmer. Về sau sang thời Cộng hòa, tiểu đoàn hải quân binh được tiêu chuẩn hóa theo mẫu M-1 1964 được cung cấp với mẫu mũ ngụy trang Mitchell ‘Cloud’ của quân đội Mỹ, dù nhiều thủy thủ đoàn tàu và các pháo thủ hải quân vẫn tiếp tục đội loại mũ sắt cũ của Mỹ và Pháp trong suốt cuộc chiến.[18] Đối với hoạt động diễu binh, thủy quân lục chiến được cấp túi lót mũ M-1 sơn trắng với mũ hiệu theo tiêu chuẩn Quân lực Quốc gia Khmer được tô ở phía trước và thanh màu sơn ở bên kèm theo dây buộc mũ màu trắng; sau năm 1970, loại mẫu tô mũ hiệu Quân lực Quốc gia Khmer đã thay thế cho loại mũ cũ của quân đội hoàng gia trước đó. Đến năm 1973, Biệt đội Hải cẩu Campuchia đã tiếp nhận loại mũ nồi màu đen với mũ hiệu Hải quân Quốc gia Khmer đặt phía trên mắt phải, kèm thêm nón rậm, mũ bóng chày, mũ nồi hay khăn trùm đầu trong bộ quân phục ngụy trang màu rằn ri.

Giày trận

Giày trận của Hải quân Quốc gia Khmer khá đa dạng. Hạ sĩ quan và thủy thủ thường mang loại giày da ó dây buộc thấp màu đen, nâu và trắng tương xứng với bộ lễ phục mặc trong các hoạt động quân chủng, dạo bộ hoặc những dịp quan trọng. Đối với hoạt động diễu binh, các sĩ quan thủy quân lục chiến và binh sĩ mang loại ủng bằng da đến mắt cá chân màu đen M1952 của Pháp (tiếng Pháp: Brodequins Modèle 1952) và loại nửa ghệt kiểu Pháp màu trắng với mặt viền và ghệt mắt cá phủ đến dưới đầu gối của ủng; học viên Học viện Hải quân ưa thích loại ghệt dài kiểu Mỹ màu trắng khi tiếp nhận bộ quân phục màu lam sẫm của họ vào năm 1974. Trên chiến trường, cả thủy thủ và lính bộ binh hải quân đều mang loại ủng hành quân M-1943 bằng da màu nâu của Mỹ hoặc loại ủng nhiệt đới ‘Pataugas’ bằng vải và cao su của Pháp cùng với dép; sau năm 1970, Hải quân Quốc gia Khmer giữ lại ủng quy định trước đó mặc dù loại ủng màu rừng và mẫu giày da màu đen M-1967 của Mỹ, mẫu ủng Bata của Việt Nam Cộng hòa đã sớm thay thế các mẫu ủng cũ.

Quân hàm

Hải quân Quốc gia Khmer sử dụng bảng quân hàm kiểu Pháp cùng một tiêu chuẩn của FARK/FANK như lục quânkhông quân, mặc dù tên gọi khác nhau. Quân kỳ, sĩ quan cấp cao và sĩ quan cấp thấp (tiếng Pháp: Officiers généraux, officiers supérieurs et officiers subalternes) - bao gồm cả các đối tác của họ trong Hải quân binh và cấp bậc của những hạ sĩ quan (tiếng Pháp: Officiers mariniers) gắn trên những miếng cầu vai có màu sắc khác nhau (với vòng nguyệt quế bằng vàng được thêu trên rìa ngoài dành cho Phó Đề đốc hoặc dây đeo vai trượt giống với mẫu quân đội, với sự bổ sung của một mỏ neo chạm nổi ở bên trong. Tân binh và hạ sĩ quan thủy quân lục chiến (tiếng Pháp: Quartier-maîtres et matelots/fusiliers) đeo lon trên cả hai tay áo trên. Năm 1970, Hải quân Quốc gia Khmer cho thay đổi màu sắc cầu vai và dây đeo vai sang màu xanh theo đúng tiêu chuẩn hóa của Hải quân, trong khi các sĩ quan, hạ sĩ quan Hải quân và Thủy quân lục chiến tiếp nhận miếng phù hiệu đeo trên ngực cùng với bộ quân phục màu rừng do Mỹ viện trợ;[12] mẫu cấp hiệu cổ áo bằng kim loại của quân đội còn được đưa vào sử dụng trong năm 1972.[19]

Quân hiệu

Không có cấp hiệu trong Hải quân Quốc gia Khmer, mặc dù khi mặc các bộ đồ chiến phục màu rằn ri OG của Mỹ, những kỹ năng và nghề nghiệp của nhân viên hải quân được xác định bởi các loại phù hiệu cổ áo hoặc bằng miếng ghim kim loại và kiểu vải thêu. Hạ sĩ quan hải quân thường chỉ được đeo trên cổ áo trái và trên cả hai cổ áo đối với tân binh:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải_quân_Quốc_gia_Khmer http://www.khmernavy.com/ http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfet... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://swiftboats.net/extras/janes_khmer.htm https://web.archive.org/web/20070221083105/http://... https://web.archive.org/web/20070221083124/http://... https://web.archive.org/web/20180419053236/http://... https://web.archive.org/web/20190412060055/https:/...